Bộ Giao thông Vận tải vừa qua đã đề nghị tỉnh Bình Định kêu gọi các hãng hàng không khai thác thêm và ổn định tần suất các đường bay quốc tế, thông qua đó có thể để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát thành cảng quốc tế. Đồng thời, sớm triển khai dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku. Với 2 tiềm lực lớn từ hạ tầng giao thông sẽ tạo nên các bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng cho tỉnh và khu vực vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung, các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon Tum nói riêng.

Khi tần suất các chuyến bay quốc tế ổn định, Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng cho phép Cảng hàng không Phù Cát chuyển thành cảng quốc tế.

Khi tần suất các chuyến bay quốc tế dần ổn định, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng cho phép Cảng hàng không Phù Cát chuyển thành cảng hàng không quốc tế.

Bình Định là một trong các tỉnh miền Trung đang được tập trung phát triển du lịch, đây cũng là ngành được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Để tạo được những điều kiện tốt nhất cho tỉnh Bình Định đẩy mạnh, phát triển hiệu quả du lịch của tỉnh nói riêng, cũng như khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, cho chủ trương xây dựng Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế, và cũng sớm được đưa vào khai thác góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà.

KHUYẾN KHÍCH KHAI THÁC THÊM ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ

Cảng hàng không Phù Cát thời gian qua đã được đầu tư xây dựng mới một số công trình thiết yêu phục vụ cho các hoạt động hàng không dân dụng như: sân đỗ máy bay, đường lăn, nhà ga hành khách dân dụng và đài chỉ huy, mở rộng sân đỗ tàu bay,…

Cảng hàng không Phù Cát hiện nay đang được khai thác bao gồm 3 hạng mục chính:

  • Sân đỗ với 7 vị trí đỗ máy bay
  • Nhà ga 2 tầng
  • Đường băng

Và trong khoảng thời gian vừa qua, sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Phù Cát tăng trưởng tương đối tốt và thực hiện khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ.

ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PPP CAO TỐC QUY NHƠN – PLEIKU

Liên quan tới kiến nghị của tỉnh Bình Định về việc sớm đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku để có thêm tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội. Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sở hữu được chiều dài 180 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau năm 2030.

Theo đó, tuyến đường cao tốc này được thực hiện ưu tiên phương án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để huy động tối đa được nguồn lực.

Song song đó, cũng thống nhất với các cơ quan, đề xuất các phương án đầu tư. Bao gồm:

  • Tiến trình đầu tư
  • Hình thức đầu tư
  • Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Qua đó có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Giao thông vận tải cũng thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định về việc sớm đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku nhằm phát huy được tối đa lợi thế vùng, tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tỉnh Bình Định được đánh giá là cửa ngõ quan trọng, kết nối giao thương kinh tế của cả vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Tây Nguyên, gồm các tỉnh: Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và đây cũng là cửa ngõ thông ra biển của Nam Lào, Bắc Campuchia. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định còn sở hữu được cảng biển nước sâu, một lợi thế vô cùng to lớn cho sự lưu thông hàng hóa khu vực.

Do đó, việc nâng cấp mở rông chuyển đổi Cảng hàng không Phù Cát và xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku với chiều dài toàn tuyến 180 km sẽ phát huy các lợi thế về vị trí, tạo nên các giá trị đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

092 1800 000